Billiards và Snooker VN quyết gây bất ngờ tại seagames 26
Tại SEA Games 26 ở Indonesia, môn Billiards & Snooker thi đấu 10 nội dung: pool 8, 9 bi nữ, pool 8, 9 bi nam, snooker (đơn, đồng đội), billiards Anh (đơn, đôi), carom 1 băng và 3 băng. Nhìn vào các nội dung này, Billiards & Snooker Việt Nam có khả năng sẽ hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu 2 chiếc HCV. Tại nội dung carom, Việt Nam từng nhiều lần giành cả ngôi vô địch lẫn á quân 1 băng, trong khi tại carom 3 băng, Việt Nam là 1 trong 3 cường quốc của châu Á và thế giới. Thậm chí, một thành viên của đội tuyển Billiard & Snooker khẳng định rằng 99% chúng ta sẽ giành HCV ở nội dung này.
HLV phó đội tuyển Billiards & Snookers VN, Nguyễn Việt Hòa cho biết: "Mỗi quốc gia trong khu vực đều có một thế mạnh riêng. Về billiards Anh, snooker thì Thái Lan rất mạnh, kế đó là Singapore, Malaysia. Ở nội dung pool thì Philippines họ có nhiều VĐV đẳng cấp hàng đầu thế giới, các quốc gia còn lại đều sàn sàn như nhau.Về carom thì VN chúng ta là nước mạnh nhất, sau đó là Philippines, Indonesia. Nội dung carom, chúng ta đã có những VĐV vượt đẳng cấp khu vực để đạt đẳng cấp thế giới. Tổng cục TDTT không đặt nặng chỉ tiêu thành tích ở kỳ SEA Games này với chúng tôi, nhưng đội tuyển Billiards & Snooker VN vẫn đặt ra chỉ tiêu cho mình phải bảo vệ thành tích 2 chiếc HCV đã giành được ở SEA Games 25 nội dung carom 1 băng và 3 băng, đây đều là những mục tiêu nằm trong tầm tay".
Ông Hòa cũng cho rằng, điểm yếu lớn nhất của VĐV Việt Nam là không có nhiều giải đấu quốc tế để các VĐV cọ xát, thế nên không ít lần chúng ta đánh mất huy chương đáng tiếc vì tâm lý thua đối thủ: "Nếu so về trình độ thì các VĐV Việt Nam không thua kém các VĐV hàng đầu thế giới, điểm yếu lớn nhất vẫn là tâm lý khi thi đấu những trận quan trọng. Điều này là do chúng ta có quá ít cơ hội được thi đấu ở các giải quốc tế"
Cơ thủ Dương Anh Vũ
Kỳ vọng vào nhân tố mới
Theo ông Hòa thì dù không nhiều kỳ vọng nhưng ở các nội dung còn lại như pool, VN vẫn có những tay cơ có thể gây bất ngờ với những cơ thủ đã từng vô địch SEA Games như Nguyễn Phúc Long, Lương Chí Dũng…
Ngoài ra, các tay cơ mới lên như Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Quốc Nguyện …. đang thể hiện được sự tiến bộ nhất định. Họ đều tỏ ra khá tự tin và kỳ vọng sẽ gây được bất ngờ khi đối đầu với những tay cơ hàng đầu thế giới.
Nguyễn Phương Thảo (TP Hồ Chí Minh) – người đã đánh bại tay cơ Nguyễn Phúc Long tại giải VĐQG tỏ ra rất tự tin: "Đây là lần thứ 2 tôi dự SEA Games nên không còn cảm giác bỡ ngỡ, lo sợ. Tuy các tay cơ người Philippines luôn là các VĐV đạt đẳng cấp thế giới ở nội dung này nhưng tôi tin mình có thể gây được bất ngờ giống như Nguyễn Phúc Long giành chiến thắng trước tay cơ hàng đầu thế giới người Phillippines ở SEA Games 25."
Dương Anh Vũ là ĐKVĐ carom 3 băng SEA Games
Còn tay cơ Nguyễn Quốc Nguyện, hạng nhì ở giải VĐQG vừa rồi dự nội dung carom 3 băng cùng Dương Anh Vũ, thì đây mới là lần đầu tiên anh góp mặt tại SEA Games. Với tay cơ gốc TP.HCM, đây là một điều đặc biệt và anh đang tỏ ra rất hưng phấn: "Mục tiêu của bản thân luôn đạt thành tích cao nhất, bởi carom 3 băng là một thế mạnh của VN. Cùng với Dương Anh Vũ, tôi tin mình và người đàn anh nếu chung sức lại sẽ bảo vệ được chiếc HCV ở nội dung carom 3 băng ở SEA Games 26."
Billiards & snooker Việt Nam: Nhìn từ giải VĐQG đến SEA Games 26
Giải VĐQG Billiards & snooker vừa kết thúc vào trung tuần tháng 8, qua đó nhằm tuyển chọn VĐV tham dự SEA Games 26. Đúng như nhận định của giới chuyên môn, giải đấu năm nay đã quyết liệt ngay từ những ngày đầu khai cuộc.
Ở nội dung pool 8 bi nam, đoàn Hà Nội vẫn khẳng định thế mạnh khi có 3 cơ thủ hiện diện tại bán kết và giành trọn bộ huy chương nội dung snooker, cũng như chiếc HCV pool 9 bi nam. Trong khi đó, tay cơ Mã Minh Cẩm (TP.HCM) cũng bảo vệ thành công chiếc HCV carom 1 băng. Đặc biệt, tay cơ Dương Anh Vũ (TP.HCM) đã trở lại khi giành chiếc HCV carom 3 băng. Một tay cơ trẻ khác của TP.HCM là Hoàng Minh Tài cũng lên ngôi vô địch pool 10 bi.
Tại SEA Games 26, môn billiards & snooker thi đấu 10 nội dung: pool 8, 9 bi nữ, pool 8, 9 bi nam, snooker (đơn, đồng đội), billiards Anh (đơn, đôi), carom 1 băng và 3 băng. Trên nguyên tắc, các VĐV xếp hạng nhất, nhì các nội dung thi đấu ở giải VĐQG vừa qua đương nhiên sẽ giành suất đến Indonesia và danh sách sẽ được công bố vào đầu tháng 9 tới.
Theo HLV Nguyễn Việt Hòa, so sánh về trình độ chuyên môn với các nước trong khu vực, chúng ta có rất nhiều cơ sở để giành trọn 2 chiếc HCV carom 1 băng và 3 băng.
Sắp tới, các tuyển thủ carom 3 băng sẽ có đợt cọ sát rất bổ ích tại World Cup Suwon ở Hàn Quốc từ ngày 28.8 – 5.9.
Đối với những nội dung còn lại, HLV Nguyễn Việt Hòa cho rằng chúng ta đều có khả năng tranh chấp huy chương các nội dung pool 9 bi nam (VN là ĐKVĐ 9 bi đơn và đôi nam), và cả pool 9 bi nữ. Tuy thất bại ở tứ kết pool 9 bi nữ giải VĐQG 2011 vừa qua nhưng Dương Thúy Vy (TP. HCM) có thể tham gia thi đấu nội dung pool 8 bi nữ.
Riêng billiards Anh, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trước các tay cơ Thái Lan. Và tuy các tay cơ snooker Việt Nam chưa thể sánh với Thái Lan, Indonesia…, nhưng chúng ta vẫn tham dự để cọ sát, trao đổi kinh nghiệm và nâng dần trình độ…
Như vậy, dự kiến chỉ tiêu của billiards & snooker ở SEA Games năm nay cũng bằng với SEA Games 25 ở Lào là 2 chiếc HCV.
Chùm ảnh: Cơ thủ Quốc Nguyện giành HCV Billiard
Nguyễn Quốc Nguyện vô địch môn caroom 3 băng
Trong trận chung kết nội dung caroom 3 băng, tay cơ Nguyễn Quốc Nguyện vượt qua người đồng đội Dương Anh Vũ với số điểm 40-36 sau 27 lượt cơ để giành tấm HCV.
Dương Anh Vũ bước vào trận chung kết đầy tự tin, nhưng anh không thể lường hết các đường cơ của người đồng đội Quốc Nguyện.
Như vậy, tính cho tới 15h30 ngày 19/11, Đoàn TTVN đã có tổng cộng 74 HCV, 71 HCB và 72 HCĐ, tiếp tục xếp thứ 2 trên bảng tổng sắp khi hơn đoàn Thái Lan 5 HCV.
Vui chiến thắng, Nguyễn Quốc Nguyện chia sẻ với Phóng viên Báo Bóng Đá với niềm vui và sự hân hoan lên tới tột đỉnh.
"Dân bách khoa" vô địch billiards
Sau khi Mã Minh Cẩm giành HCV đầu tiên cho billiards Việt Nam ở nội dung carom 1 băng, sáng 19-11, đến lượt cơ thủ trẻ Nguyễn Quốc Nguyện mang về HCV thứ hai khi đánh bại đàn anh Dương Anh Vũ với tỉ số 40-36 trong trận chung kết “nội bộ” carom 3 băng
Quốc Nguyện thi đấu tuyệt vời từ vòng đầu tiên, liên tiếp vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, trong đó có phù thủy Efren Reyes để ghi tên vào chung kết gặp chính đàn anh Dương Anh Vũ. Trận chung kết diễn ra rất quyết liệt và thật bất ngờ khi người chiến thắng cuối cùng lại là Quốc Nguyện, cơ thủ sinh năm 1982.
Nguyễn Quốc Nguyện giành HCV Carom 3 băng.
Chiếc HCV SEA Games của Quốc Nguyện càng có giá trị hơn khi nó chứng tỏ dân tay ngang cũng có thể chơi giỏi môn thể thao vốn rất tốn kém thời gian luyện tập này. Nhà ở Pleiku, thời còn là học sinh, Quốc Nguyện luôn học rất giỏi. Đặc biệt, Quốc Nguyện từng đoạt giải ba môn toán toàn quốc khối THCS, sau đó được tuyển thẳng vào Trường THPT chuyên Hùng Vương. Tốt nghiệp THPT, Quốc Nguyện thi đậu vào Khoa Điện – Điện tử Trường Đại học Bách khoa TPHCM. Lấy được bằng kỹ sư, Quốc Nguyện góp vốn mở công ty cho thuê văn phòng ở TPHCM, đồng thời tiếp tục theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh và hiện chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sĩ.
Quốc Nguyện tâm sự từ năm lớp 9, anh đã chơi billiards để thư giãn và ban đầu bị gia đình ngăn cấm vì sợ ảnh hưởng đến chuyện học. Không ngờ, chính môn thể thao này đã đem lại cho gia đình anh sự tự hào khắp Pleiku bởi có cậu con trai giành HCV SEA Games.
Nguyễn Phúc Long, Lương Chí Dũng trở thành cựu vô địch SEAGAME
Hai nhà đương kim vô địch SEA Games 25 là Nguyễn Phúc Long và Lương Chí Dũng sớm trở thành cựu vô địch. Thay thế họ dự SEA Games 26 là những VĐV trẻ mới nổi lên tại giải VĐQG năm nay.
Giải vô địch quốc gia nhằm chốt danh sách tham dự SEA Games 26 kết thúc với nhiều dư vị vui buồn. Buồn vì một vài tay cơ hàng đầu, trong đó có 2 nhà ĐKVĐ Lương Chí Dũng và Nguyễn Phúc Long không giữ được phong độ và đều để thua ở vòng ngoài. Vui vì các tay cơ trẻ đã khẳng định được mình và tạo nên một cuộc lật đổ để giành quyền tham dự SEA Games.
Nguyễn Phúc Long phải nhường suất dự SEA Games cho đối thủ trẻ. Ở nội dung pool 8 bóng đơn nam, Hà Nội khẳng định được thế mạnh khi có tới 3 cơ thủ góp mặt tại bán kết. Bất ngờ xảy ra khi Nguyễn Phương Thảo của TP HCM, á quân nội dung pool 9 bóng năm ngoái đánh bại đương kim vô địch Nguyễn Phúc Long (Hà Nội) tại tứ kết rồi sau đó giành HC vàng.
Ngay sau đó, Nguyễn Phúc Long lại bị tay cơ trẻ đang chơi rất tiến bộ thời gian gần đây là Nguyễn Thế Kiên qua mặt ở nội dung pool 9 bóng. Đây được xem là một bất ngờ nhất với làng billiards&snooker bởi ai cũng biết, nội dung này Phúc Long thống trị nhiều năm qua.
Lương Chí Dũng và Đỗ Hoàng Quân SeaGame 25
Một tay cơ thâm niên trên tuyển khác là Lương Chí Dũng cũng để lại sự thất vọng lớn khi không thể lọt qua vòng loại của cả 3 nội dung mà anh thi đấu. Theo đúng tiêu chí tuyển chọn, các tay cơ giành ngôi nhất và nhì tại giải vô địch quốc gia mới có quyền tham dự SEA Games 26. Cách tuyển chọn này vừa khiến các trụ cột không được chủ quan, vừa kích thích các VĐV trẻ phấn đấu để tìm kiếm cơ hội. Chính vì thế, mà cả Chí Dũng và Phúc Long đành phải ngậm ngùi chấp nhận trở thành nhà cựu vô địch khi mà SEA Games còn chưa diễn ra.
Sự nhất quán trong cách tuyển chọn của bộ môn billiards&snooker tránh được những rắc rối liên quan đến kiện cáo như môn quần vợt. Chính đương kim vô địch SEA Games Nguyễn Phúc Long cũng phải thừa nhận, dù tiếc nhưng anh chấp nhận quy định đã đề ra.
Tay cơ Đỗ Thế Kiên.
Sự lên ngôi của các tay vợt trẻ như Đỗ Thế Kiên, Nguyễn Anh Tuấn…là một tín hiệu đáng mừng, nhưng họ sẽ phải gánh vác nhiệm vụ bảo vệ 2 tấm HC vàng mà Phúc Long và Chí Dũng để lại.
Những sân chơi nhiều áp lực như SEA Games, nơi có những tay cơ đẳng cấp thế giới của Philippines, thường có ít cơ hội để các tay cơ non kinh nghiệm tỏa sáng. Tay cơ trẻ Đỗ Thế Kiên từng du học tại Pháp nên được đào tạo rất bài bản. Vài năm trở lại đây, anh cũng có sự đầu tư lớn khi tham dự một số giải quốc tế để tích lũy kinh nghiệm cũng như thứ hạng. Dù vậy, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, Thế Kiên sẽ phải rất bản lĩnh mới hoàn thành được nhiệm vụ.
Trong khi đó, ở nội dung carom 1 băng và 3 băng, đáng mừng là 2 cái tên quen thuộc người TP.HCM là Dương Anh Vũ và Mã Minh Cẩm vẫn giữ được phong độ. Đây cũng là 2 niềm hy vọng vàng cho carom Việt Nam.
Tại SEA Games 26 ở Indonesia vào tháng 11 tới, môn billiards&snooker thi đấu 10 nội dung: pool 8, 9 bi nữ, pool 8, 9 bi nam, snooker (đơn, đồng đội), billiards Anh (đơn, đôi), carom 1 băng và 3 băng.
Billiards & snooker Việt Nam: Nhìn từ giải VĐQG đến SEA Games 26
Giải VĐQG Billiards & snooker vừa kết thúc vào trung tuần tháng 8, qua đó nhằm tuyển chọn VĐV tham dự SEA Games 26. Đúng như nhận định của giới chuyên môn, giải đấu năm nay đã quyết liệt ngay từ những ngày đầu khai cuộc..
Ở nội dung pool 8 bi nam, đoàn Hà Nội vẫn khẳng định thế mạnh khi có 3 cơ thủ hiện diện tại bán kết và giành trọn bộ huy chương nội dung snooker, cũng như chiếc HCV pool 9 bi nam. Trong khi đó, tay cơ Mã Minh Cẩm (TP.HCM) cũng bảo vệ thành công chiếc HCV carom 1 băng. Đặc biệt, tay cơ Dương Anh Vũ (TP.HCM) đã trở lại khi giành chiếc HCV carom 3 băng. Một tay cơ trẻ khác của TP.HCM là Hoàng Minh Tài cũng lên ngôi vô địch pool 10 bi.
Tại SEA Games 26, môn billiards & snooker thi đấu 10 nội dung: pool 8, 9 bi nữ, pool 8, 9 bi nam, snooker (đơn, đồng đội), billiards Anh (đơn, đôi), carom 1 băng và 3 băng. Trên nguyên tắc, các VĐV xếp hạng nhất, nhì các nội dung thi đấu ở giải VĐQG vừa qua đương nhiên sẽ giành suất đến Indonesia và danh sách sẽ được công bố vào đầu tháng 9 tới.
Theo HLV Nguyễn Việt Hoà, so sánh về trình độ chuyên môn với các nước trong khu vực, chúng ta có rất nhiều cơ sở để giành trọn 2 chiếc HCV carom 1 băng và 3 băng.
Sắp tới, các tuyển thủ carom 3 băng sẽ có đợt cọ sát rất bổ ích tại World Cup Suwon ở Hàn Quốc từ ngày 28.8 – 5.9.
Đối với những nội dung còn lại, HLV Nguyễn Việt Hoà cho rằng chúng ta đều có khả năng tranh chấp huy chương các nội dung pool 9 bi nam (VN là ĐKVĐ 9 bi đơn và đôi nam), và cả pool 9 bi nữ. Tuy thất bại ở tứ kết pool 9 bi nữ giải VĐQG 2011 vừa qua nhưng Dương Thuý Vy (TP. HCM) có thể tham gia thi đấu nội dung pool 8 bi nữ.
Riêng billiards Anh, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trước các tay cơ Thái Lan. Và tuy các tay cơ snooker Việt Nam chưa thể sánh với Thái Lan, Indonesia…, nhưng chúng ta vẫn tham dự để cọ sát, trao đổi kinh nghiệm và nâng dần trình độ…
Như vậy, dự kiến chỉ tiêu của billiards & snooker ở SEA Games năm nay cũng bằng với SEA Games 25 ở Lào là 2 chiếc HCV.
Triển vọng mới của Billiards & Snooker Việt Nam
Mã Xuân Cường được giới chuyên môn đặt nhiều kỳ vọng sẽ vươn lên để trở thành một trong những tay cơ đại diện Việt Nam tham dự các kỳ SEA Games và Asiad.
Cái tin Mã Xuân Cường vượt qua đàn anh Dương Anh Vũ tại World Cup Carom 3 băng vừa khép lại tại thành phố Matosinhos (Bồ Đào Nha) hôm 3/7 và chuẩn bị lên đường dự giải vô địch thế giới 3 băng World Championship ở thành phố Lima, Peru (từ ngày 12 đến 16/7) đã khiến cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ ngạc nhiên…
Ở vòng loại thứ 3, Mã Xuân Cường giành quyền đi tiếp ở bảng F khi thắng tay cơ nữ Therese Klompenhower (Pháp) và Oswald Luksch (Áo) để lọt vào vòng loại 4. Tại đây, Mã Xuân Cường lại để thua 1-2 trước Kim Haeng-Jik, nhưng khi so tài với người đồng đội trên cơ, anh đã thi đấu rất ngoan cường. Séc 1, Anh Vũ thắng trước 15-2. Nhưng bước sang séc 2, Xuân Cường khéo léo lẩy bi cái để giành quyền đi trước. Anh ghi liền 15 điểm và không cho Anh Vũ một cơ hội phản kháng nào. Bước sang séc 3, thế trận không còn một chiều như vậy nhưng Mã Xuân Cường vẫn chiếm ưu thế và thắng 15-7. Chung cuộc, Xuân Cường đã thắng Anh Vũ 2-1.
Đáng tiếc, do bằng nhau về số trận thắng/thua (Anh Vũ thắng Kim Haeng-Jik 2-0), nhưng do thua về hiệu số ván thắng, cuộc chơi của Mã Xuân Cường đã chấm dứt với thứ hạng 35. Dương Anh Vũ lọt vào vòng 1/32 nhưng cũng sớm thua trước tay cơ số 1 thế giới người Hà Lan Dick Jasper và đứng hạng 27 chung cuộc. Khi được thông báo kết quả này, ông Đoàn Tuấn Anh, Trưởng Bộ môn Billiards&Snooker (Tổng cục TDTT) không tin vào tai mình và phải hỏi lại. Trong tâm trí ông, cái tên Mã Xuân Cường chưa thật sự gây được nhiều ấn tượng…
Anh chàng có vẻ ngoài hiền lành với cái đầu hói mới chỉ lọt sâu tại các giải quốc gia vài năm trở lại đây. Thành tích cao nhất của Cường là ngôi á quân Carom 3 băng giải vô địch quốc gia năm 2010. Vậy mà bước sang năm nay, anh lại liên tiếp tạo được dấu ấn. Và việc thắng một cơ thủ dày dạn kinh nghiệm thi đấu như Dương Anh Vũ trên một sân chơi khá áp lực như World Cup tại Bồ Đào Nha không phải là chuyện đùa. Nó cho thấy một bản lĩnh thực sự đã bắt đầu được phát huy dưới những đường cơ của Mã Xuân Cường.
Trong những ngày này, Mã Xuân Cường đang chuẩn bị lên đường dự giải vô địch thế giới 3 băng ở thành phố Lima, Peru. Tham dự giải có tổng cộng 48 VĐV, trong đó Mã Xuân Cường là tay cơ Việt Nam duy nhất. Để được có mặt, Mã Xuân Cường cũng phải thầm cảm ơn cái duyên đã đưa anh lọt vào đến tứ kết giải vô địch billiards carom 3 băng châu Á lần 5 diễn ra cuối tháng 5 để giành 1 tấm vé tới Peru. Trong khi đó, Dương Anh Vũ và Lý Thế Vinh phải dừng chân ở vòng đấu bảng.
Tại sân chơi thế giới, nhiều khó khăn đang chờ đợi Mã Xuân Cường. Có 48 tay cơ của 23 quốc gia tham dự giải và được chia thành 12 bảng đấu loại. Mã Xuân Cường nằm ở bảng B cùng tay cơ số 1 thế giới Dick Jasper (Hà Lan) và Michael Nilsson (Thụy Điển).
Mới nổi lên như một hiện tượng trong làng Carom Việt Nam vốn lắm cao thủ, Mã Xuân Cường được giới chuyên môn đặt nhiều kỳ vọng sẽ vươn lên để trở thành một trong những tay cơ giỏi nhất, đại diện cho Việt Nam tham dự các kỳ SEA Games và Asiad. Với số lượng hạn chế các suất tham dự mỗi nội dung Carom 1 băng và 3 băng ở SEA Games (mỗi quốc gia chỉ được cử 2 người), để lọt được vào các suất này, rồi đây Mã Xuân Cường sẽ còn tiếp tục phải chứng minh bản thân mình nhiều hơn nữa. Trên hành trình tiến tới cái đích đó, những thành tích trong năm nay có thể gọi là một sự khởi đầu hoàn hảo đối với anh.
Cơ thủ Việt Nam vô địch billards 1 băng châu Á
Tối 5/7, cơ thủ Ngô Đình Nại đã đoạt chức vô địch billards carom 1 băng châu Á diễn ra tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP HCM).
Cơ thủ Ngô Đình Nại vô địch billards 1 băng châu Á tối 5/7
Đình Nại đã vô địch sau khi thắng đồng đội Phi Hùng trong trận chung kết với điểm số 100 -79. Đây là chức vô địch đầu tiên của cơ thủ 31 tuổi người TP HCM.
Đình Nại vô địch là kết quả khá bất ngờ cho giới chuyên môn. Bởi cơ thủ người TP HCM suýt bị loại sau vòng bảng vì bằng điểm với cơ thủ Phú Mỹ. Sau vòng bảng, tổ trọng tài đã họp và quyết định Trần Phú Mỹ giành quyền đi tiếp, vì hơn Đình Nại về hiệu số điểm sau 2 ván đấu.
Tuy nhiên với sự can thiệp vào giờ chót của ông Gaku Nishio, chủ tịch liên đoàn billards carom châu Á, khi xem lại cách tính chỉ số phụ theo chỉ số lượt cơ của hai ván đấu chứ không áp dụng luật cũ là hiệu số điểm thì Đình Nại giành quyền đi tiếp.
Trong trận tứ kết, Ngô Đình Nại đã chơi xuất thần khi thắng đàn anh và là hạt giống số một Đặng Đình Tiến với điểm số cách biệt 100 - 59 chỉ sau 7 lượt cơ. Tiếp đà hưng phấn, Ngô Đình Nại đã thắng Mã Kim Cẩm ở bán kết với điểm số 100 - 31 sau 9 lượt cơ.
Đối thủ trong trận chung kết của Đình Nại là Trần Phi Hùng. Phi Hùng cũng chơi xuất sắc. Phi Hùng thắng đối thủ số một châu Á Machida Tadashi (Nhật Bản) với điểm số 100 - 83 sau 18 lượt cơ. Sau đó, cơ thủ của Việt Nam đã vượt qua cơ thủ Nhật Bản khác là Kobayashi trong trận đấu nghẹt thở với điểm số sít sao 100 - 99.
Cơ thủ Trần Phi Hùng.
Trận chung kết billards carom 1 băng châu Á 2012 là cuộc giải quyết nội bộ của hai cơ thủ chủ nhà Việt Nam Trần Phi Hùng và Ngô Đình Nại. Dù Trần Phi Hùng rất nỗ lực, nhưng với khả năng vượt trội, Ngô Đình Nại đã chiến thắng với điểm số khá chênh lệch 100 - 79.
Ngày 6/7, giải sẽ tiếp tục với nội dung carom 3 băng. Ngoài Đình Nại, chủ nhà Việt Nam có sự góp mặt của các cơ thủ hàng đầu Mã Xuân Cường, Dương Anh Vũ, Nguyễn Quốc Nguyện.
Giải billards carom châu Á nhằm tuyển chọn các cơ thủ hàng đầu châu lục tham dự giải vô địch thế giới tại Porto (Bồ Đào Nha) vào tháng 9/2012. Giải quy tụ 32 cơ thủ của 6 quốc gia hàng đầu châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và chủ nhà Việt Nam. Giải kết thúc vào ngày 8/7.
Kết thúc giải Billiards Carom châu Á: Chủ nhà VN hoàn thành mục tiêu giành 2 suất dự World Cup
Sau thành công với chức vô địch của Ngô Đình Nại ở nội dung carom 1 băng, các cơ thủ Việt Nam tràn đầy tự tin có thể lập cú đúp danh hiệu ở giải billiards carom châu Á 2012. Tuy nhiên, nỗ lực của các tay cơ nước chủ nhà chỉ có thể giành vị trí thứ 3 ở nội dung Carom 3 băng. Dù vậy mục tiêu giành 2 suất tham dự World Cup đặt ra trước giải đã hoàn thành.
Trận chung kết nội dung carom 3 băng diễn ra giữa 2 cơ thủ Kim Kyung Roul của Hàn Quốc, hạng 9 thế giới, người đã loại Dương Anh Vũ ở vòng tứ kết và biến tay cơ đồng hương Lee Choong Bok trở thành cựu vô địch; đối đầu cùng Takeshima của Nhật Bản, cơ thủ đã đánh bại Trần Quyết Chiến ở bán kết. Với phong độ và đẳng cấp cao hơn hẳn đối thủ người Nhật, Kim Kyung Roul đã dễ dàng giành chiến thắng 3 ván trắng, với điểm số 15-3, 15-4 và 15-11, để đăng quang ngôi vô địch châu lục và nhận số tiền thưởng 2.000 USD. Hạng nhì (1.200 USD) thuộc về Takeshima của Nhật Bản, đồng hạng 3 (800 USD/VĐV) là Umeda (Nhật Bản) và Trần Quyết Chiến của Việt Nam.
Ngô Đình Nai (ảnh trên) và Trần Quyết Chiến sẽ tham dự giải vô địch thế giới billiards carom tại Bồ Đào Nha
Tuy không giành được thứ hạng cao nhưng với việc lọt vào vòng bán kết, Trần Quyết Chiến cùng với nhà vô địch carom 1 băng Ngô Đình Nại, đã giúp cho billiards Việt Nam hoàn thành mục tiêu giành 2 suất tham dự giải vô địch thế giới billiards carom 2012 diễn ra vào tháng 9 tới tại Bồ Đào Nha.
Đặc biệt tại giải lần đầu tiên các tay cơ và người hâm mộ billiards VN được tận mắt xem những đường cơ biểu diễn đầy lả lướt của tay cơ huyền thoại người Thổ Nhĩ Kỳ Semih Sayginer. Tay cơ 48 tuổi này được mệnh danh là “phù thủy”, “hoàng tử Thổ Nhĩ Kỳ”. Anh đã đi khắp thế giới để chinh phục người yêu billiards bằng những đường cơ biểu diễn hài hước, lạ và cầu kỳ đến nỗi “chỉ có người điên mới nghĩ ra”, như lời anh nói.
Một cú đánh của Semih Sayginer
Từ một cậu bé bị trầm cảm vì đột ngột mất cả cha lẫn mẹ trong một tai nạn giao thông khi anh mới 14 tuổi, sau khi phát hiện và đến với billiards, Sayginer đã trở thành nhà vô địch thế giới carom 3 băng năm 1994 và 2003, vô địch châu Âu năm 1999.
Mã Xuân Cường - 'Ông hoàng' billiard bán rau quả mưu sinh
Trong 2 năm qua, Mã Xuân Cường là cơ thủ thi đấu tốt nhất của carom 3 băng Việt Nam trên đấu trường quốc tế, thành tích vượt xa những đàn anh đi trước, thậm chí còn hơn cả Dương Anh Vũ.
Chỉ chịu thua số 1 thế giới
Tại giải VĐTG nội dung carom 3 băng vừa kết thúc hồi đầu tháng này tại Bỉ, đội tuyển carom 3 băng Việt Nam đã tham dự với Dương Anh Vũ là chủ lực (số 1) và Mã Xuân Cường là trợ thủ (số 2). Trong cuộc hành trình đối mặt với những cơ thủ hàng đầu thế giới, chính Cường chứ không phải Anh Vũ là động lực chính giúp ĐTVN đứng hạng 6 chung cuộc và số 1 Châu Á.
Cụ thể, trong 4 trận đấu của mình, Mã Xuân Cường có đến 3 trận thắng và chỉ chịu thua đúng 1 trận trước cơ thủ số 1 thế giới của Bỉ là Frederic Caudron ở thế bị lội ngược dòng. Set đầu anh thi đấu cực hay để thắng Caudron với tỷ số 15/13, nhưng ở 2 set sau đó Caudron đã nhanh chóng chứng tỏ được đẳng cấp của mình để thắng lại. Cần phải biết rằng có rất ít tay cơ ngoài top 20 thế giới có thể thắng được 1 set trước tay cơ kỳ tài này của Bỉ.
Mã Xuân Cường chỉ chịu thua Frederic Caudron ở giải VĐTG
Tại giải đấu này Mã Xuân Cường là một trong những cơ thủ chơi xuất sắc nhất, thậm chí có thể coi là hay nhất nếu tính riêng ở các nước Châu Á. Điểm mạnh của anh là điềm tĩnh, không hề run sợ trước những tay cơ hàng đầu của thế giới, đặc biệt là Châu Âu. Còn nhớ tại giải VĐTG ở Suwon, Hàn Quốc năm ngoái chính Cường đã hạ Frederic Caudron để đoạt hạng 3 chung cuộc. Đây là thành tích tốt thứ 2 trong lịch sử carom 3 băng Việt Nam tại đấu trường quốc tế, sau tấm HCB của tay cơ Trần Chí Thanh vào năm 2009. Từ giờ đến cuối năm, Mã Xuân Cường sẽ có cơ hội để chứng tỏ đẳng cấp của mình tại giải vô địch Châu Á được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 7 tới.
Buông tay súng, giữ tay cơ
Billiard vốn có nhiều VĐV xuất thân từ gia đình có điều kiện. Họ tìm đến môn thể thao này như một trò tiêu khiển nhưng với Mã Xuân Cường tất cả gắn liền với một chữ duyên. Anh sinh ra ở vùng quê nghèo thuộc tỉnh Vĩnh Long nhưng đã chuyển lên TP.HCM từ nhỏ. Gia đình nhỏ của anh vất vả mưu sinh ở khu vực cầu Ông Lãnh, Q.1, TP.HCM, vốn tập trung rất nhiều dân tứ xứ.
Cuộc sống khó khăn nhưng gia đình vẫn cho anh ăn học đến nơi đến chốn. Cũng như nhiều thanh niên khác, anh muốn mở cánh cửa tương lai bằng con đường học vấn. Tuy nhiên, cả hai lần thi Đại học anh đều không thể đậu vào ngành kinh tế. Không học, cũng không có nghề nghiệp ổn định, Cường được gọi nhập ngũ. Trở lại sau 2 năm hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh luôn đau đáu với con đường tương lai mờ mịt phía trước. Có một thời gian anh thử cầm “vô lăng” chạy xe tải chở hàng trong khu vực thành phố. Nhưng công việc bấp bênh lại có thu nhập hẻo nên anh đã sớm từ bỏ.
Mã Xuân Cường đến với billiard đầy trắc trở
Cho đến một lần, tại phường anh ở có tổ chức một cuộc thi billiard. Vốn đã có thời tập tành bi-da “phăng” tại CLB gần nhà trong thời gian nhàn rỗi, anh mạnh dạn đăng ký tham dự. Nào ngờ, anh đoạt luôn giải ở nội dung carom 1 băng và 3 băng. Đó là thời điểm năm 2002, cột mốc mở ra bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh. Phải mất gần 2 năm, Mã Xuân Cường mới được thừa nhận là cơ thủ chuyên nghiệp sau một loại cuộc thi “sát hạch” từ các cuộc thi phân hạng ở TP.HCM.
Đến năm 2005, trong một lần ghé thăm một CLB billiard ở Nguyễn Du, “ông bầu” Nguyễn Việt Hòa thấy được Mã Xuân Cường. Với con mắt của một HLV, ông thấy được tài năng trong anh và đưa về tập luyện cùng những VĐV hàng đầu của TP.HCM tại CLB ở Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng. Đó thật sự là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của anh. Được tập luyện cùng những cơ thủ hàng đầu TP.HCM, trình độ của anh đã được nâng lên vượt bậc. Đến năm 2009, Mã Xuân Cường đứng trong hàng ngũ ĐTQG và duy trì thành tích ổn định từ đó đến nay.
Phụ mẹ bán rau
Ở tuổi 31 nhưng Mã Xuân Cường trông già hơn rất nhiều bởi những lo toan trong công cuộc mưu sinh. Khoản tiền lương, phụ cấp tổng cộng khoảng 9-10 triệu đồng/tháng là không nhiều trong tình cảnh vật giá tăng như hiện nay. Rất may với tấm huy chương thế giới năm ngoái, anh được ngành thể thao TP.HCM hỗ trợ 1 khoản trọn gói để có chút ít tích lũy cho tương lai. Đến giờ, Mã Xuân Cường vẫn đi sớm về khuya một mình bởi còn phụ giúp mẹ nuôi 2 em, 1 người còn đang đi học, 1 người bị bệnh não. Hằng ngày từ 3h sáng, Cường đã phải dậy để chạy hàng từ đại lý rau quả cho mẹ từ chợ Cầu Muối ở phường Cầu Ông Lãnh đến các bạn hàng. Đến khoảng 7h, khi công việc xong xuôi anh mới về nhà ngủ bù một giấc để chiều đi tập. Vất vả là thế, nhưng anh chỉ lấy tiền xăng còn khoản lời bao nhiêu để mẹ nuôi hai em. Tính ra thời gian để anh tập luyện có phần hạn hẹp hơn so với đồng đội. Vì vậy, để có thể vừa thi đấu tốt vừa chạy hàng như Mã Xuân Cường trong vài năm trời là rất đáng nể phục. Hỏi về chuyện lập gia đình, anh chỉ ậm ừ rồi cười bảo: “Giờ chưa tính được, sự nghiệp đang lên cứ tập trung đã, cô ấy cũng hiểu và thông cảm cho tôi….”